Kế vị Quân chủ Malaysia

Trong 7 tiểu quốc, ngôi vị thường được kế tục là con trưởng là nam. Bất cứ người phụ nữ nào cũng không được kế vị, và dòng nữ thường không được tính tới.

Tại Negeri Sembilan, Yamtuan Besar được bầu bởi 4 undang (Undang Empat) và người được bầu nằm trong hoàng tộc tiểu quốc. Năm 1967, sau cái chết của Tuanku Munawir, con trai của ông, Tunku Muhriz đã không chọn làm Yamtuan Besar vì quá trẻ. Thay vào đó, các undang bầu người em, Tuanku Jaafar, lên kế nhiệm thay anh mình. Năm 2008, sau cái chết của Tuanku Jaafar, các undang bầu Tunku Muhriz là người cai trị tiếp theo.

Tại Perak, ngai vàng xoay quanh ba nhánh của hoàng tộc. Hệ thống này có nguồn gốc từ thế kỷ 19 khi Sultan Ahmaddin Shah Ibni Almarhum Sultan Muhammad Shah vị Sultan thứ 18 của Perak quyết định ngai vàng sẽ xoay quanh 3 người con trai và con cháu của họ. Có 6 vị trí kế tục, bổ nhiệm bởi Sultan theo tham vấn của Hội đồng Hoàng gia chỉ định. Theo truyền thống con trai cả của Sultan sẽ ở cuối dòng kế tục. Khi vị trí kế tục xảy ra trong dòng kế nhiệm, người phía sau trong dòng được dịch lên, các nhánh đã đảm nhiệm được đẩy về phía sau. Tuy nhiên các thứ tự kế vị vẫn do Sultan và Hội đồng Hoàng gia quyết định. Ví dụ, vào năm 1987, Sultan Azlan Shah chỉ định con trai cả của ông là Raja Muda (lần đầu tiên trong dòng ngai vàng), bỏ qua các ứng cử viên từ hai nhánh khác.

Vua Malaysia được bầu trong số 9 tiểu vương trong 5 năm hoặc khuyết (qua đời, từ chức hoặc bị đa số phế truất). Vua Malaysia phục vụ tối đa là 5 năm, và không được bầu lại cho đến khi các vị vua tiểu quốc khác đều đã đảm nhiệm. Khi chức vụ được thành lập vào năm 1957, thứ tự kế vị của các nhà cai trị dựa vào độ dài của triều đại của họ trên các ngai vàng của tiểu quốc. Khi chu kỳ đầu tiên hết vòng được hoàn thành vào năm 1994, thứ tự của các tiểu quốc trong chu kỳ đầu tiên trở thành nền tảng của trật tự cho chu kỳ thứ hai.